top of page
zen_edited_edited (1).jpg

      PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG

                  & SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ

Theo Boris Iskakov, là nhà vật lý nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý lượng học. Cuộc đời nghiên cứu của ông đã được ghi ngắn gọn là « theo lý thuyết Karma ».

Karma được hiểu là « nghiệp » trong từ tiếng Phạn (chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài luật của nghiệp), ta tạo nghiệp cho chính mình trong từng suy nghĩ dù chỉ trong đầu, từ nghiệp sẽ dẫn đến nhân-quả vì mỗi hành động và suy nghĩ lúc này là nguyên nhân của kết quả hay hậu quả sau đó; cứ thế tạo thành một chuỗi nghiệp nhân-quả.

Ông làm các thí nghiệm và chỉ ra rằng, mỗi một sguy nghĩ làm rung não bộ và phát ra từ trường sóng. Vecteur (nghĩa là hướng đi, chiều chuyển động) của suy nghĩ lập tức được hình thành trong không gian của người đó bằng những vô số những hạt cơ bản có khối lượng từ 10-10 đến 10-20 theo đơn vị gram, và những hạt đó di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, suy nghĩ là dạng sóng (năng lượng) tồn tại với thời gian và không gian, đặc biệt phát từ người nghĩ nên lúc nào cũng  “dính” đâu đó trên đầu, cổ, tay, chân hay trong tế bào của họ; nói một cách khác, luôn bao vây quanh người đó – chủ nhân của những ý nghĩ.

Nếu suy nghĩ xấu mạnh, năng lượng của nó, theo quy luật vật lý, để chiếm các hạt cơ bản khác của những sóng năng lượng trung tính, bình thường, để rồi từ từ sẽ lan ra làm xấu hết toàn bộ “nhân tướng” của người nghĩ. Thời gian trung bình để loại bỏ một hạt cơ bản xấu là từ 7-9 ngày, nhưng nếu có năng lượng tiếp vào thì nó sẽ càng lúc càng “sống lâu”, mạnh hơn và rất khó để dứt bỏ.

Ngược lại, với các ý nghĩ tốt nhiều thì các hạt cơ bản quanh người đó sẽ trung hòa các phần tử xấu định tấn công, vì vậy có thể bảo vệ được một người trước những luồng sóng xấu, tư tưởng xấu, đồng thời thu hút những điều tốt và may mắn cho mình.

Nhà nghiên cứu Tamia Rechetnikova, nhà sinh vật học về năng lượng sinh thực vật, hiện nay vẫn là giám đốc của nhiều dự án tầm cỡ và tối mật về lĩnh vực này. Trong vài thí nghiệm ông đã làm đều cho thấy khả năng giao lưu giữa con người và cây cỏ, hơn nữa, thực vật có thể cảm nhận về  môi trường và con người với đầy đủ nghĩa của vui, buồn, căm thù, giận dỗi và thưởng thức.

Thí nghiệm thứ nhất : Một nhóm sinh viên đi vào vườn, một người chặt 1 cây to trước mặt những cây khác. Sau đó, người ta nối những máy đo xung động sóng vào một cây ở gần và một cây khác ở xa cây bị chặt.

Rồi từng sinh viên lần lượt đi vòng qua gốc cây thứ nhất (ở gần). Đến lượt sinh viên người đã cầm lưỡi dao để chặt ngã cây kia, thì sóng xung động của cây ở gần lập tức dâng cao đột ngột, 30 giây sau, ở cây xa hơn cũng lập tức dâng cao cùng tần số. Chứng tỏ có sự “nói chuyện” giữa các cây, có khả năng là để diễn đạt ý : “Chính hắn đã giết đồng loại chúng ta”.

Một thí nghiệm khác, có ba chậu cây đều sắp ra hoa. Mỗi cây được nối với máy đo tần sóng. Mỗi cây được một sinh viên nói chuyện riêng trong vòng 2 tiếng. Cây thứ nhất nghe một sinh viên hát và liên tục nói thì thầm là “Tao yêu mày lắm cây ơi”. Cây thứ hai nghe sinh viên khác hát nhạc rock và thỉnh thoảng hét vào cây để “bày tỏ” cảm xúc theo kiểu rock. Cây thứ ba đứng nghe sinh viên la mắng và nói bậy hết 2 tiếng.

                                                                                1

bottom of page