top of page
zen_edited_edited (1).jpg

      PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG

                  & SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ

(TIẾP THEO)

Kết quả: Ngày hôm sau, cây thứ nhất ra hoa to nhất, dáng lại rất đẹp, thẳng và đứng; cây thứ hai cũng ra hoa nhưng hơi xiêu vẹo một chút, hơi “lảng” ra phía xa chỗ đứng hát rock của sinh viên ngày hôm trước (chắc nhức lỗ tai quá mà); còn cây thứ 3 thì héo và chết luôn.

Như vậy, khi ta nói bậy nghĩa là phát ra năng lượng xấu, có thể giết chết tế bào của cả một cái cây, còn khi ta nói êm dịu đàng hoàng là kích thích các mầm tế bào phát triển đúng đắn.

Học về tâm lý thì cần cả phần lý (lý trí, lý thuyết) và tâm (tâm hồn, tâm đức). Chỉ nói lý, không có tâm, thì mãi mãi chỉ là một kẻ nói gàn. Tâm cũng quan trọng như cơ thể. (lấy trích dẫn từ Năng lượng của suy nghĩ - TDTH ĐK)

Giáo sư Masaru Emoto, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản giàu óc sáng tạo và có  trí tưởng tượng phong phú, đã xuất bản một cuốn sách khá đặc biệt mang tựa đề "Thông Ðiệp Từ Nước". Quyển sách này ghi lại những điều ông đã khám phá trong suốt quá trình nghiên cứu nước trên khắp thế giới.

Chúng ta biết rằng: Sự sống liên quan trực tiếp đến nước, bên trong lẫn bên ngoài sinh vật. Tự ngắm mình qua tấm gương của nước, chúng ta sẽ kinh ngạc trước những thông điệp của nó và từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về chính mình.

Nếu như bạn vẫn còn nghi ngờ và cho rằng tư tưởng và tình cảm của bạn không hề ảnh hưởng đến mọi thứ bên trong con người bạn và mọi vật xung quanh bạn thì các hình ảnh và tài liệu trong cuốn sách này sẽ khiến bạn phải thay đổi cách nghĩ suy và niềm tin của bạn trước đó.

Nước là một thứ vật chất rất dễ thay hình đổi dạng. Hình dạng vật lý của nó có thể thích ứng hết sức dễ dàng trong bất kỳ môi trường nào. Nhưng nước không chỉ thay đổi về hình dạng vật lý bên ngoài như chúng ta vẫn thường nhìn thấy mà hình dạng phân tử của nó cũng thay đổi muôn hình vạn trạng.

Năng lượng của suy nghĩ hoặc những rung động của môi trường xung quanh sẽ gây ảnh hưởng và làm thay đổi hình dạng phân tử của nước. 

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về nghiên cứu này của giáo sư Masaru Emoto qua bài viết "Thông Điệp Của Nước"

Cơ thể chúng ta chiếm 75% là nước. Mỗi suy nghĩ, lời nói,…ảnh hưởng trực tiếp đến từng tế bào trên cơ thể. Vậy một ngày bạn có những suy nghĩ và lời nói gì với bản thân mình?

 

Như vậy, suy nghĩ là một dạng năng lượng tinh tế, nó tác động trực tiếp lên thể vật chất – cơ thể chúng ta, môi trường xung quanh như bầu  không khí, cây cỏ,…đều chịu tác động trực tiếp bởi suy nghĩ là dạng năng lượng tinh tế, lan tỏa rất nhanh, nhanh hơn tốc độ ánh sáng và mạnh.

Nếu chúng ta có những suy nghĩ tốt, chúng ta nâng cả bản thân mình, bầu không khí cũng như tất cả. Nếu chúng ta có những suy nghĩ xấu, thì năng lượng ấy cũng tiêu diệt chính cơ thể mình, đồng thời tất cả mọi thứ xung quanh. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều chịu tác động bởi suy nghĩ như mối quan hệ, công việc, sức khỏe, vật chất,…đều chịu tác động. Mỗi một suy nghĩ đều phát ra một sóng năng lượng và tác động trực tiếp đến mọi thứ xung quanh.

Thiền là hành trình đi vào bên trong để khám phá và quản lí nguồn tài nguyên vô tận, tinh tế đó. Bước đầu tiên là khám phá năng lượng cũng như sức mạnh của suy nghĩ, giờ bạn hãy dành vài phút, chúng ta cùng thí nghiệm qua bài tập nhỏ sau:

Hãy chọn cho mình một chỗ tĩnh lặng, một không gian riêng, ngồi thoải mái và thư giãn, hít thở nhẹ nhàng, giờ hãy nghĩ đến một người mà bạn đang gặp khó khăn trong giao tiếp. Hãy hình dung người ấy thật rõ ràng, cảm nhận người đó đang trước mặt bạn, thấy gương mặt người đó, giọng nói, cách người đó hành xử, …bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có suy nghĩ gì?

Hãy từng bước thật chậm rãi khám phá và thực hành, trải nghiệm từng đoạn hướng dẫn mà chúng tôi đưa ra.

Bạn có cảm nhận gì? Thường thì chúng ta cảm thấy đau, thấy khó chịu, bị tổn thương, …

Bạn có suy nghĩ gì? Người đó có mặt ở đây không? Nhưng nghĩ đến người đó bạn cảm thấy gì?

Người đó không hề có ở đây nhưng ngay khi bạn nghĩ đến họ là bạn đã có cảm nhận.

 

Chúng ta lại cùng nhau thực tập một cách chậm rãi bài tập thứ hai và cảm nhận theo lời hướng dẫn sau:

Tôi ngồi thoải mái, lưng thẳng, tôi hình dung mình đang đứng trước căn nhà của mình, tôi nhìn thấy màu của cửa,và mở cửa bước vào nhà, băng qua phòng khách vào trong bếp, mở tủ lạnh và lấy ra một trái chanh còn tươi, tôi lấy nó ra, đặt lên thớt và cắt thành từng lát mỏng. Tôi lấy một miếng chanh, đặt nó vào miệng và ngậm lại. Tôi cảm thấy gì?

Bạn có miếng chanh nào trong miệng lúc này không? Vậy bạn cảm thấy gì?

Trong thiền chúng ta không tập trung vào chanh nhưng chúng ta đang tập trung vào cái gì thì nó sẽ xuất hiện một cảm giác. Bạn nghĩ đến cái gì là bạn cảm nhận cái đó.

Gần đây bạn có bực mình chuyện gì không? Do cái gì khiến bạn bực mình? Bạn đã nghĩ về điều gì mà khiến bạn bực mình? Cũng là công việc đó nhưng có người không bực mà bạn lại bực. Chính là do suy nghĩ của bạn khiến bạn có những cảm nhận khác nhau.

Nếu bạn muốn có cảm nhận khác thì bạn phải thay đổi gì? Thay đổi sếp, thay đổi công việc, thay đổi chỗ làm hay…thường chúng ta hay nói bực mình vì công việc, vì người khác, tình huống,…nhưng chúng ta không nhìn thấy đó là do chính suy nghĩ của mình. Bởi cùng một tình huống, nếu suy nghĩ của chúng ta khác nhau, chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau.

Ví dụ, khi chuyến bay bị trễ 2-3g đồng hồ. Một đứa trẻ và một bà mẹ cùng chờ ở sân bay, cùng sử dụng thời gian và tình huống như nhau nhưng, đứa trẻ chơi và tận hưởng khoảng thời gian đó, còn chúng ta thì sao? Bạn có tận hưởng khoảng thời gian chờ ở sân bay hay bạn nghĩ, nghĩ và nghĩ? Trạng thái của bạn như thế nào?

Nếu suy nghĩ của bạn không tốt, mối quan hệ của bạn sẽ như thế nào? Công việc của bạn sẽ ra sao? Sức khỏe của bạn chịu tác động như thế nào? Nếu suy nghĩ của chúng ta tốt, trạng thái chúng ta như thế nào? Sức khỏe, mối quan hệ, công việc làm ăn,…sẽ như thế nào?

Theo nghiên cứu về năng lượng của suy nghĩ của hai nhà khoa học đã thí nghiệm ở trên thì, nếu chúng ta có suy nghĩ xấu hay chỉ một sự tức giận, năng lượng đó sẽ bám xung quanh và trên cơ thể chúng ta. Phải mất từ 7 đến 10 ngày mới loại bỏ được. Nếu chúng ta chưa kịp loại bỏ năng lượng xấu ấy ra khỏi mình và lại tiếp tục có những suy nghĩ xấu, tức giận,…thì chúng ta chỉ thu hút những năng lượng tiêu cực liên tục đến với mình. Ngược lại, với suy nghĩ tốt đẹp, chúng ta thu hút mọi điều tốt lành.

Nghiên cứu cho thấy mỗi một suy nghĩ có ảnh hưởng đến 57 nghìn tỷ tế bào của cơ thể. Suy nghĩ lãng phí, tiêu cực cũng sẽ gây bệnh. Theo nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: cảm giác trống trải, không lối thoát có thể gây ra bệnh ung thư; cảm giác giận dữ, hối hận gây ra các bệnh về gan; căng thẳng, chống đối và thiếu khoan dung gây ra bệnh căng cơ; lo lắng, phàn nàn, cáu gắt gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày...

 

Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Một suy nghĩ! Cùng một tình huống nhưng cách bạn nghĩ gì sẽ tạo ra thực tại của chính mình. Trạng thái tinh thần, sức khỏe, công việc, mối quan hệ,…mà sự khác biệt chỉ là một suy nghĩ.

Suy nghĩ là hạt giống tạo nên cảm giác, từ đó ảnh hưởng đến lời nói, hành động, cách cư xử với mọi người.

Vậy theo bạn suy nghĩ là gì? Suy nghĩ là dạng năng lượng tinh tế, nhẹ nên có thể thay đổi rất nhanh chóng, dễ dàng. Khi chúng ta sáng tạo ra một cái gì đó, chúng ta bao giờ cũng tạo ra nó dưới dạng suy nghĩ trước tiên. Suy nghĩ hay ý tưởng luôn là xuất phát điểm đầu tiên cho mọi sự biểu lộ sẽ được cảm nhận qua các giác quan. Ví dụ: ý nghĩ “Tôi nghĩ sẽ chuẩn bị bữa tối” dẫn dắt cho hành động nấu ăn; “Tôi muốn có một chiếc váy cưới” dẫn dắt cho hành động đi mua một chiếc váy; “Tôi cần một công việc” sẽ dẫn dắt hành động tìm việc làm,…

                                                                                2

bottom of page