PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG
& SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ
Người họa sĩ nào cũng cần phải có một ý tưởng “phôi thai” hoặc nguồn cảm hứng ban đầu để sau đó họa nên một bức tranh. Người thợ xây trước hết cần có bản thiết kế rồi từ đó xây nên cả tòa nhà.
Ý tưởng giống như bản phác thảo; nó tạo ra trong tâm trí một hình ảnh nào đó, sau đó nó thu hút và hướng dẫn nguồn năng lượng vật chất để kiến tạo sự vật theo ý tưởng ấy, và cuối cùng từ ý tưởng vô hình đã biến thành một dạng vật chất hữu hình.
Nguyên tắc này vẫn đúng ngay cả khi chúng ta không hành động trực tiếp, cụ thể để tạo ra những ý tưởng của mình. Việc có một ý tưởng hay suy nghĩ ban đầu và giữ nó trong tâm trí chính là nguồn năng lượng sẽ có xu hướng thu hút các điều kiện cần thiết để tạo ra điều bạn vẫn nghĩ đến. Nếu bạn liên tục suy nghĩ về bệnh tật, đến lúc nào đó có thể bạn sẽ mắc bệnh thật; còn nếu bạn tin mình xinh đẹp, bạn sẽ trở nên như thế. Những ý tưởng vô thức, ngẫu nhiên hay những cảm xúc thoáng qua trong ta cũng phát huy tác dụng tương tự.
Bài tập là hãy thí nghiệm xem với mỗi một suy nghĩ, tôi cảm nhận mức năng lượng của mình tăng lên hay giảm xuống như thế nào. Nếu mức năng lượng của bạn không cao thì bạn hãy xem suy nghĩ nào nâng mức năng lượng của mình lên, suy nghĩ nào làm cho bạn hưng phấn, và mạnh mẽ, làm cho bạn cảm thấy tự tin.
Chúng ta có những loại suy nghĩ nào? Nhiều hay ít? Các nhà khoa học tính toán, một ngày có 40.000 – 60.000 suy nghĩ/ngày. Trong đó có bao nhiêu suy nghĩ mang lại lợi ích cho bạn? Mỗi bạn hãy tự kiểm tra xem có bao nhiêu suy nghĩ đem lại lợi ích cho bạn? Suy nghĩ đem lại lợi ích bạn biết không? Bạn có được bao nhiêu?
Nguồn tài nguyên đầu tiên và vĩ đại nhất của chúng ta chính là suy nghĩ.
CÁC LOẠI SUY NGHĨ:
-
Suy nghĩ tích cực: là những suy nghĩ tăng năng lượng của bạn, giúp cho bản thân hạnh phúc, thoải mái dễ chịu,…Suy nghĩ tích cực đem lại lợi ích, nghĩa là giúp cho bản thân, những điều thật sự chúng ta muốn (bình an, hạnh phúc, sự tự do, tràn đầy tình yêu thương, cảm thấy mình có giá trị,…) đem lại những điều thật sự muốn ở bên trong.
-
Suy nghĩ cần thiết: ví dụ hôm nay tôi phải có mặt lúc 6g30 để tập thể dục, hay lập kế hoạch làm gì, đi đâu,…
-
Suy nghĩ lãng phí: lo những thứ chẳng liên hệ gì đến mình, nghĩa là nghĩ về người khác. Bạn có hay nghĩ về người khác không? Có phải chuyện của mình không? Vậy tại sao lại cứ đi nghĩ về họ?
-
Suy nghĩ tiêu cực: tất cả những suy nghĩ gây hại, làm cho mình buồn, không còn năng lượng, mất đi lòng nhiệt tình hăng hái, cảm thấy đau khổ,…
Chúng ta sẽ cùng thực hành là trở thành người quan sát các suy nghĩ của mình ở bên trong, cảm xúc của bạn ở bên trong và bên ngoài. Ai đó nói gì, làm gì ở bên ngoài nhưng quan trọng là bên trong bạn suy nghĩ nào xuất hiện dẫn đến cảm xúc nào?
Để quản lí được cảm xúc của mình, chúng ta phải quản lí được suy nghĩ của mình. Người ta tính trên 80% suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ lãng phí. Nghĩ về người khác, tình huống,…bạn có kiểm soát được người khác không? Không!
Nhưng chúng ta có muốn kiểm soát người khác không? Thường xuyên không? Nếu có ý muốn phê phán người khác đó chính là muốn kiểm soát người khác. Hôm nay tại sao người ấy lại nói thế, làm thế, …chúng ta thường xuyên có suy nghĩ này không?
Tôi rất thích câu nói của Yogesh: “chẳng ai ném tiền qua cửa sổ nhưng chúng ta lại vô cùng hào phóng trong việc phung phí năng lượng của mình bằng những suy nghĩ lãng phí và tiêu cực”.
Năng lượng của mình đi đâu? Giờ bạn biết năng lượng của mình bị mất vì cái gì chưa? Bạn phải biết năng lượng của mình bị rò rỉ ở đâu, mất ở đâu.
Nghĩ về người khác là lãng phí. Đây là một khám phá rất lớn vì lâu nay chúng ta mất quá nhiều thời gian để nghĩ về người khác và kiểm soát thứ mà không thể kiểm soát. Tất cả hành động của con người là do chính người đó chọn lựa, không thể kiểm soát. Cho nên, nghĩ về người khác là hoàn toàn lãng phí.
Cái gì mình không thể kiểm soát được mà mình bỏ năng lượng vào đó có nghĩa là lãng phí.
Chúng ta cũng không thể kiểm soát được những chuyện đã qua (quá khứ). Có hai thứ chúng ta không thể kiểm soát được.
-
Người khác
-
Quá khứ (tình huống). Nó đã xảy ra rồi nhưng chúng ta thường mất rất nhiều năng lượng vào đó. Tại sao họ lại làm như thế, đáng lẽ ra, phải chi, giá như,…hoặc phóng chiếu về tương lai. Nó cũng là nỗi ám ảnh của quá khứ mà chúng ta phóng chiếu nó vào tương lai.
Chúng ta có nhiều lãng phí không? Vậy nên bạn hãy trở thành người quan sát tách rời. Bằng cách gọi tên nó, xem nó đã xảy ra rồi.
Giờ chúng ta lại cùng nhau thí nghiệm một bài tập nhỏ nữa.
Tôi ngồi thoải mái, lưng thẳng, mắt mở nhẹ nhàng vào một điểm trước mặt. Hãy dừng suy nghĩ của bạn lại…
Có ai dừng được suy nghĩ của mình không? Chúng ta không thể dừng suy nghĩ của mình được.
Thử nghiệm khác: Bạn có thể nghĩ đến bất cứ thứ gì nhưng không được nghĩ về con thỏ lông trắng, mắt đỏ, tai dài.
Các bạn thấy kết quả sao?
Cái gì mình càng cố không nghĩ tới thì nó càng mạnh. Vì vậy, chúng ta không đàn áp nó. Tuy nhiên, mình không dừng được suy nghĩ. Nếu chúng ta đàn áp nó, chúng ta càng trao năng lượng cho nó, nó càng mạnh.
Chúng ta không thể ngưng suy nghĩ và càng không thể bắt nó không được suy nghĩ mà càng ép nó, nó càng mạnh. Cách chúng ta làm là chủ động tạo nên trạng thái tích cực của mình. Bởi vì tâm trí không thể vừa tiêu cực hay vừa tích cực. Chúng ta chủ động tạo trạng thái tích cực, tăng năng lượng của mình, tăng bình an của mình, tăng hạnh phúc của mình.
Thiền là hành trình đi vào bên trong, khám phá nguồn tài nguyên bên trong và trải nghiệm chính mình. Nhưng bước đầu tiên là phải quan sát tách rời với suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Tôi ngồi thoải mái, lưng thẳng,…tôi rút sự chú ý của mình vào bên trong. Bắt đầu quan sát suy nghĩ, cảm xúc và tôi tự hỏi mình. Ai là người tạo ra suy nghĩ? Tôi chính là người tạo ra chúng. Suy nghĩ thế nào thì dẫn đến cảm xúc như thế. Do vậy, tôi chủ động tạo nên những suy nghĩ mạnh mẽ, tích cực thường xuyên trong tâm trí. Bây giờ tôi nghĩ về những phẩm chất của mình. Chỉ giữ một phẩm chất trong tâm trí và cảm nhận nó.
Tôi có thể tô màu cho nó, như màu xanh của biển cả là sự bình an. Làm cho nó lớn dần bên trong tôi. Cảm nhận mình chính là phẩm chất đó. Mỗi sáng thức dậy, hãy cảm nghiệm những phẩm chất của mình và quyết định ngày hôm nay tôi là phẩm chất này cho dù điều gì xảy ra. Thỉnh thoảng tôi dừng lại 10 giây, 20 giây để đi vào phẩm chất của mình. Nhớ mình là phẩm chất đó, rồi mới đi vào hành động giao tiếp trong khi là hiện thân của phẩm chất đó.
Trước khi đi ngủ tôi kiểm tra xem ngày hôm nay tôi là hiện thân của phẩm chất đó được bao nhiêu. Ghi nhận những thành tựu mà mình đã thực hiện được. Tôi tự nói với mình ngày mai tôi sẽ làm tốt hơn. Chỉ giữ lại những suy nghĩ mạnh mẽ, tích cực trước khi rơi vào giấc ngủ. Tâm trí tôi sẽ giữ suy nghĩ cuối cùng đó và tôi sẽ có được giấc ngủ tốt lành và suy nghĩ đầu tiên sẽ xuất hiện vào sáng sớm đó là nền tảng cho cả ngày.
Các bạn nhận ra được điều gì trong quy trình ở bên trong này? Bạn nhận thấy gì? Ai đang nắm quyền quản lí thế giới bên trong bạn?
Chúng ta cùng nhau khám phá phần tiếp theo...
3