PHẦN 3: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
TÔI LÀ AI? (TIẾP THEO)
Trong bài trước, chúng ta đã biết ba bộ phận tâm trí, trí tuệ và tâm ấn. Ba bộ phận này hoạt động bên trong bạn. Bạn nhận ra được điều gì trong quy trình ở bên trong này? Bạn nhận thấy gì? Ai đang nắm quyền quản lí thế giới bên trong bạn?
Về lí thuyết thì tôi là chủ nhưng thực tế thì sao? Nếu bạn làm chủ thật sự thì tâm trí phải thế nào?
Nếu tôi là chủ nhân hoàn toàn thì tâm trí của tôi chỉ có những suy nghĩ tích cực và cần thiết mới được phép xuất hiện.
Trí tuệ của một người đã làm chủ được thì như thế nào? Nó phải điều khiển được tâm ấn, điều khiển được cả tâm trí nữa. Trí tuệ phải trở thành nhà thông thái của bạn. Bởi trí tuệ là bộ phận hiểu biết, có khả năng phán xét, phân định, quyết định,…nó có khả năng trao cho bạn mọi giải pháp khi bạn cần. Nhưng có khi nào bạn cần nó mà nó không hoạt động không? Hay bạn cần đến người nào đó cố vấn cho bạn,…
Bên trong bạn có giận, hờn, ghen tuông, đố kị,…có nhiều không? Nếu tôi là một chủ nhân tốt thì chỉ có những tâm ấn quý giá được phép xuất hiện. Một ai đó khiến bạn buồn bực, nó có thể xuất phát từ tâm ấn bạn đã không có thiện cảm với người đó. Nhưng ai đang cai trị bạn? Vậy bạn là ai?
Bạn không muốn buồn mà nó cứ hát bài buồn suốt cả ngày, lúc thì giận dữ, lúc thì lo lắng, nặng nề,…bạn không muốn mà nó cứ trồi lên. Nếu bạn để nó cứ tự động như vậy thì chính là tâm ấn đang điều khiển bạn.
Còn nếu bạn là một chủ nhân thì tôi muốn cái gì xuất hiện thì cái đó mới hiện lên. Bạn hãy tiếp tục quan sát mình xem cái gì bên trong bạn trồi lên và xem ai đang làm chủ (tâm ấn hay trí tuệ).
Thiền là một cuộc trò chuyện bên trong giữa tâm ấn và trí tuệ.
Ai là người mà bạn nói chuyện nhiều nhất? Bạn hãy dừng lại và kiểm tra xem ai là người mà bạn nói chuyện nhiều nhất? Chính là bạn. Trong tâm trí chúng ta luôn có những cuộc trò chuyện, đôi lúc tiếng nói bên trong ấy diễn ra liên tục và vô cùng ồn ào, đôi khi chúng ta không thể ngủ được bởi tiếng nói ấy cứ vang lên trong đầu.
Vậy tiếng nói ấy thường nói gì với bạn? Nó có là người bạn tốt nhất của chính mình không? Tâm trí bạn là bạn của bạn hay là kẻ thù?
Một người bạn tốt thực sự thường nói những lời động viên và khích lệ, khiến bạn cảm thấy mình là người có ích, tự tin và hạnh phúc. Ai cũng cần đôi chút năng lượng tích cực vào lúc này hay lúc khác, và người bạn thực sự luôn trao cho bạn tràn trề nguồn năng lượng như vậy.
Vậy bạn có là bạn tốt của mình không? Bạn thường nói gì với mình? Ai mới là người có trách nhiệm nâng đỡ bạn? Chính là bạn!
Bạn thường nói gì với mình?
Trong thiền, chúng ta luôn nói với bản thân để hướng tới sự tích cực, nâng đỡ, động viên bản thân để tăng năng lượng và sức mạnh, làm bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Thiền là suy ngẫm, chiêm nghiệm về điều gì đó. Lên kế hoạch trong tâm trí. Thiền cũng có nghĩa là chữa lành những tổn thương sâu bên trong.
Bệnh hầu hết xuất phát từ tâm. Do không cảm thấy thoải mái, không hài lòng, không hạnh phúc, không được tự do,…bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực,…sau vài năm như thế thì bệnh sẽ xuất hiện.
Một phút giận dữ cơ thể phải mất 10 ngày mới thải hết chất độc. Mỗi ngày bạn có một phút giận dữ không? Buồn, giận, hờn,…vậy ai đang hủy hoại cơ thể bạn.
Chúng ta hiểu rằng thiền là tăng nhận thức rõ về chính mình. Đây là hành trình khai phá ở bên trong, quan sát nó, từng bước đi sâu vào. Nhận thức về cảm xúc và suy nghĩ, những ham muốn, thói quen, các niềm tin, các giá trị, các sức mạnh nội tâm. Khám phá, phát hiện và hiểu biết nó. Những kĩ năng ở bên trong. Làm thế nào để bạn ổn định trước tình huống là một kĩ năng ở bên trong, sức mạnh nội tại ở bên trong.
Sức mạnh tĩnh lặng ,… tâm trí càng tĩnh tại và rõ ràng, con mắt trí tuệ càng mở ra, có thể nhìn thấy rõ, phân định một cách chính xác, thật – giả, đúng – sai, và sự thông thái, sáng tạo,…càng phát triển. Điều này chỉ qua thiền định bạn mới có được, từ đó, có thể hồi đáp với tình huống bên ngoài chính xác nhất.
Bất cứ tình huống nào đến tôi cũng có khả năng hồi đáp tốt đẹp nhất, hồi đáp chính xác nhất mới đem lại sự hài lòng. Nếu bạn không có khả năng hồi đáp thì bạn không thể hài lòng, nghĩa là bạn không có quyền đối với nguồn tài nguyên bên trong.
Bạn có quyền với suy nghĩ ở bên trong để tạo ra thực tại. Nếu bạn nghĩ mọi chuyện là khủng khiếp thì thực tại sẽ là khủng khiếp. Nếu bạn nghĩ tuyệt vời thì thực tại sẽ là tuyệt vời.
Như vậy, tình huống chỉ là tình huống nhưng bạn có quyền lựa chọn sử dụng tài nguyên bên trong của bạn.
Trong thiền, tôi trải nghiệm bình an, tình yêu thương, hạnh phúc,…một cách thực tế chứ không phải cứ ngồi xuống thiền rồi mới có cảm nhận, khi hết thiền đi ra thấy tình huống là lại bất an.
Thiền phải là lối sống là một trạng thái sống của bạn. Bạn ở trong “sự thật” của mình, bản chất thật tự nhiên (nature) của mình. Bạn phải biết chăm sóc cho tâm trí. Khi có một suy nghĩ bất an, ngay lập tức bạn phải cảnh giác và chuyển hướng ngay. Phải chủ động tạo ra những suy nghĩ tích cực và tạo ra chất lượng cuộc sống.
Thiền là tập trung tâm trí và trí tuệ vào chính mình cho nó thật rõ ràng trong suy nghĩ.
Trong thiền, chúng ta cũng không có suy nghĩ nhiều. Vì vậy, chúng ta cũng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, không mệt mỏi và trạng thái của mình luôn tươi mới. Mặc dù rất bận, nhưng trạng thái luôn vui tươi, họ sử dụng năng lượng rất hiệu quả cho dù làm việc liên tục.
Ai là người tạo ra suy nghĩ cho mình? Mình là ai? Ai là người đang điều khiển tâm trí, trí tuệ? Ai đang điều khiển bên trong mình?
Hãy dành ra vài phút suy ngẫm về điều này.
Tôi là chủ nhân, đáng lẽ ra tôi phải rành mạch, rõ ràng và trí tuệ của tôi phải là một nhà thông thái, có thể trả lời bất kì câu hỏi nào mà tôi cần đến. Tâm ấn của tôi chỉ chứa đựng những gì cần thiết và quý giá để nó luôn trao cho tâm trí những suy nghĩ mạnh mẽ, trong sáng, tích cực, dễ chịu, thoải mái như tôi muốn.
Vậy ai là chủ nhân? Chúng ta cùng nhau khám phá qua ví dụ dưới đây:
Một người đàn ông nhìn tấm hình lúc 5 tuổi và giới thiệu với mọi người rằng, đây là tôi lúc 5 tuổi. Tuy nhiên, cơ thể của ông ta lúc này đã 80 tuổi. Bây giờ, trong cơ thể của ông ta và tấm hình có giống nhau chút nào không? Về mặt vật chất đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, về vật chất thì hai người này là một hay khác nhau? Về mặt cơ thể hoàn toàn khác nhau nhưng tại sao ông ta vẫn khẳng định đó là tôi.
Cái tôi ấy là ai? Ai mới thật sự là tôi? Cơ thể đó có phải là tôi không? Vậy tôi thực sự là ai?
Cơ thể đã thay đổi hoàn toàn, bản tính cũng thay đổi. Vậy tôi ấy là ai?
Cơ thể thì thay đổi, nhưng tôi vẫn tồn tại và nhận biết mình. Người mà có ý điều khiển cái tay này là ai? Bởi vì chúng ta nói tay của tôi, của tôi nghĩa là không phải tôi. Chân này là của tôi, “của tôi” nghĩa là không phải tôi. Cơ thể này là của tôi, vậy là cơ thể cũng không phải tôi. Vậy cái người mà điều khiển có thể hoạt động là ai mà khi cơ thể nằm xuống, người ta nói, anh ấy, chị ấy, ông ấy,…đã ra đi. Cơ thể có thể được đem đi chôn, đi thiêu,…và người ta nói người ấy đã ra đi. Vậy người ấy là ai?
1