top of page
zen_edited_edited (1).jpg

PHẦN 7: QUẢN LÍ TÀI KHOẢN NGHIỆP

Nghiệp theo đúng định nghĩa, nghiệp nghĩa là hành động. Vậy quản lí nghiệp là chúng ta quản lí hành động của mình.

Quản lí từ suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành động,…nhưng chúng ta quản lí ở mức độ cao hơn. Đó là nhận thức về bản thân. Bạn nhận thức bạn là ai, bạn sẽ có suy nghĩ, hành động tương ứng.

Trên thực tế, chúng ta lúc nào cũng hành động, vì vậy, không lúc nào, không giây phút nào không tạo ra tài khoản. Chúng ta liên tục tạo ra các tài khoản, hoặc tốt hoặc xấu. Nếu suy nghĩ của chúng ta tốt, chúng ta tạo ra sóng rung động tốt và có những hành động tốt, từ đó tạo ra những tài khoản “có”. Ngược lại, chúng ta tạo ra tài khoản “nợ”.

Nghĩa là, liên tục tạo ra tài khoản “nợ” hoặc “có”.

Mỗi kiếp sinh, mỗi chúng ta đã thực hiện rất nhiều hành động và được ghi lại trong tâm ấn. Tâm ấn sẽ mang theo tài khoản tầng tầng, lớp lớp.

 

Giờ, chúng ta cùng suy nghĩ xem một người quản lí tài khoản nghiệp tốt trông họ như thế nào?

Nếu một người cực kì giàu có về nghiệp. Tài khoản “có” dồi dào, tài khoản “nợ” không bao nhiêu thì họ luôn hạnh phúc, vui vẻ, bình an,…

Những người khác đối với họ: luôn tôn trọng, yêu quý, trân trọng, giúp đỡ, hợp tác. Bạn cứ nghĩ xem một người đã từng đầu tư và hỗ trợ cho mọi người thì tài khoản của họ đương nhiên giàu có.

Đối với sức khỏe: bởi sức khỏe cũng là một loại tài khoản. Nếu tôi đầu tư cho cơ thể của mình một cách đúng đắn thì sẽ có một sức khỏe tốt. Hãy quan tâm đến thức ăn an toàn. Chăm sóc đúng và sử dụng đúng.

Tiền bạc cũng như vậy, họ luôn dồi dào và vật chất dư dả.

Đối với tự nhiên cũng như thế. Thiên nhiên đáp lại và hài hòa.

Một người giàu có về nghiệp họ sống cuộc đời an nhàn, tĩnh tại, bình an, hạnh phúc,…

 

Còn một người nghèo về nghiệp sẽ như thế nào? Mối quan hệ có nhiều người ghét bỏ, không ai giúp đỡ, nói chẳng ai nghe, chẳng ai yêu quý, luôn có người ganh ghét đố kị, làm hại,….điều này không phải ngẫu nhiên. Tất cả những gì đến với bạn đều không ngẫu nhiên. Nó đều là kết quả từ trong quá khứ. Trạng thái của bạn hiện tại là kết quả của hành động trong quá khứ.

 

Quản lí tài khoản nghiệp nói đúng ngôn ngữ tài chính kế toán là cắt tài khoản “nợ” và tăng tài khoản “có”. Vậy chúng ta cắt nợ bằng cách nào?

Để có tài khoản “có” là chúng ta phải đầu tư, nghĩa là chúng ta phải trao. Người ta đi từ thiện là trao tiền bạc, của cải, vật chất,…nhưng đó chưa phải là tất cả.

Về nguyên tắc để tăng tài khoản “có” thì phải đầu tư, nghĩa là, trao ra.

Tâm hồn con người vốn là năng lượng rất mạnh. Ngay từ trong nhận thức, trong suy nghĩ chúng ta đã tạo ra nghiệp. Đây là hành động rất tinh tế và chúng ta cần quản lí và đầu tư ngay từ trong suy nghĩ của mình.

 Chúng ta cùng nhau tham khảo về năng lượng trao ra của linh hồn do tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy - “Power vs Force‘ (Bản dịch tiếng Việt với tựa đề Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người). Bạn có thể lên mạng search bảng năng lượng của tiến sĩ David Hawkin để tìm hiểu thêm.

Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo cảnh giới tinh thần của họ. Tuy nhiên, trong cuốn sách “the eye of I” ông đưa ra kết luận như sau:

  1. Một người luôn có suy nghĩ tích cực và không có oán giận ai sẽ lan tỏa năng lượng 10.000 người.

  2. Một người sống lan tỏa năng lượng lạc quan, không phán xét người khác, lan tỏa năng lượng đến 90.000 người khác.

  3. Một người sống lan tỏa năng lượng yêu thương thuần khiết và tôn kính mọi người sẽ lan tỏa năng lượng đến 750.000 người khác.

Sức mạnh của suy nghĩ tích cực, của tình yêu thương thuần khiết và sự tôn trọng mọi người mang có khả năng phát tỏa năng lượng mạnh mẽ. Sức lan tỏa năng lượng ấy làm tiêu tan sóng tiêu cực của người khác, đem lại lợi ích cho bản thân và cho tất cả. Sức mạnh của những suy nghĩ này có khả năng thanh toán tài khoản “nợ” và tăng tài khoản “có” vô cùng lớn.

Vậy bạn chọn có những suy nghĩ tích cực, thanh khiết, những suy nghĩ tốt đẹp để cắt “nợ”, tăng “có” hay bạn chọn suy nghĩ tiêu cực, lãng phí để tăng tài khoản “nợ”? Tất cả đều nằm trong tay bạn!

Nghiệp đi từ những hành động thô, hiện hữu đến tinh tế và phức tạp. Bạn cần hiểu thật rõ ngay từ trong suy nghĩ của mình.

Hãy rất thận trọng và kiểm tra mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động của mình có mang lại lơi ích, nâng đỡ và tôn trọng bản thân, người khác. Chỉ như vậy bạn mới tạo tài khoản “có”.

Quản lí nghiệp là phải chuyển hướng của hành động từ chỗ LẤY, NHẬN thành TRAO. Trao những phẩm chất, những hành động tốt đẹp ở bên trong mình. Chỉ một hành động nhỏ và trong ý thức khác là mọi thứ trở nên khác.

 

Quản lí tài khoản nghiệp là chuyển hướng hành động, chuyển hướng ngay từ trong suy nghĩ của mình, nhưng Quan trọng nhất là trạng thái của bạn. Khi bạn trong trạng thái thật, trong trạng thái – bản chất tự nhiên của con người thì mọi thứ đều là tài khoản “có” bởi trong trạng thái thật của tâm hồn thì hành động của bạn mới chính xác. Bất cứ khi nào bạn mất trạng thái như than phiền, trách móc, đổ lỗi, stress, suy nghĩ tiêu cực, lãng phí, …là bạn đã tạo tài khoản “nợ”.

Trạng thái thật của con người là trạng thái của bình an, của tình yêu thương, hạnh phúc, sự hài lòng, tôn trọng,….khi không ở trong trạng thái này thì ngay cả bước chân của bạn cũng đã tạo nợ rồi. Hành động (nghiệp) là tầng tầng lớp lớp. Nói thì rất đơn giản là tăng tài khoản “có” và cắt tài khoản “nợ” nhưng cần hiểu thật thấu đáo.

Đầu tiên khi nói đến trao ra, con người thường nghĩ phải lao ra bên ngoài rằng, tôi phải làm những điều tốt, tôi phải hướng ra bên ngoài và cố gắng làm những điều tốt. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Điều đầu tiên mà tôi cần phải làm là cho chính mình.

Nghe có vẻ ích kỉ nhưng thực tế, nếu tôi không yêu được bản thân mình thì làm thế nào tôi có thể yêu được người khác?

Nếu tôi không bình an thì làm sao tôi có được những hành động bình an?

Nếu tôi không thể tôn trọng bản thân, không đủ tôn trọng lấy quyền lựa chọn của mình thì làm thế nào tôi có đủ sức để yêu và tôn trọng người khác? Làm thế nào tôi trao sự tôn trọng cho người khác?

                                                                                 1

bottom of page