top of page
zen_edited_edited (1).jpg

      PHẦN 4: THẾ GIỚI LÀ SÀN DIỄN BẤT TẬN

             

          & MỖI CHÚNG TA LÀ MỘT DIỄN VIÊN

                                                     

Tất nhiên, ngay khi sinh ra chúng ta được đào tạo rất chuyên nghiệp để đóng những vai diễn khác nhau. Bài học khi còn nhỏ, được đào tạo để trở thành một đứa con như thế nào, lớn lên một chút chúng ta lại được đào tạo trở thành học trò, một người cháu, khi chúng ta lập gia đình lại có vai vợ, chồng, làm cha, mẹ,... mỗi một giai đoạn lại được đào tạo để trở thành một vai diễn nào đó. Càng lớn, chúng ta càng có nhiều vai trò cần bạn phải diễn và luôn mang trong mình nhận thức tôi là một vai diễn nào đó.

Mỗi ngày bạn có biết mình có bao nhiêu vai diễn không? Có bao nhiêu vai trò và trách nhiệm mà bạn đang mang? Một ngày của bạn trong gia đình, bạn có thể đóng vai là cha, là mẹ, là con, là vợ, là chồng,…khi ra đường – bạn đóng vai là người tham gia giao thông, khi đến nơi làm việc, bạn là sếp, là nhân viên, là học sinh, ….bạn có thể viết ra một ngày bạn đóng bao nhiêu vai diễn không? 10 vai diễn, 20 vai diễn hay nhiều hơn?

Bạn có nhiều vai diễn như vậy thì bạn là ai? Một ngày tôi đóng nhiều vai khác nhau, vậy cuối cùng tôi là ai?

LÀ DIỄN VIÊN!

Một diễn viên thì có nhiều vai. Khi diễn viên đóng vai nào, sẽ làm xuất hiện tính cách (tâm ấn) tương ứng. Những diễn viên giỏi là khả năng NHẬP VAI.

Nhập vai nghĩa là họ là chính vai diễn đó. DIỄN VIÊN XUẤT SẮC là diễn viên có khả năng làm sống vai diễn đó. Mỗi người đều có những tâm ấn bên trong và người diễn viên đó có khả năng kích hoạt tâm ấn bên trong trỗi lên. Họ đóng vai người tình là nhìn thấy người tình, họ đóng vai ghen tuông là bạn có thể nhìn thấy người ghen tuông, họ đóng vai giận dữ là toàn bộ gương mặt, cơ thể, lời nói, hành vi đều được biểu lộ. Họ kích hoạt được tâm ấn bên trong bạn trỗi dậy. Khi họ nhập vai là toàn bộ tâm ấn của vai diễn đó được kích hoạt lên, trồi lên và chúng ta thấy rất sống động, rất truyền cảm.

Vậy, ai là diễn viên xuất sắc nhất?

Chính bạn! Một tâm ấn nổi lên thì bạn là nó luôn. Ví dụ một tâm ấn sợ hãi là tim đập nhanh, chân run, nói năng lập cập, bao nhiêu sự thông thái trôi đi. Bạn có cần phải xem phim nữa không?

 

Chúng ta toàn những diễn viên siêu hạng. Bạn quan sát sẽ thấy rất hấp dẫn. Không phải tốn tiền, mất thời gian đi xem mà ngay xung quanh các chúng ta, toàn những diễn viên xuất sắc, diễn là hết mình.

Trong thiền, người diễn viên luôn chú ý để vai diễn để đạt được bình an, tình yêu thương, hạnh phúc,...

Diễn viên chỉ đóng vai xong rồi trở về là chính mình, đôi khi tôi đóng và gắn quá mức vào vai diễn đến “dính vai” nghĩa là nghĩ tôi chính là vai diễn đó sẽ đánh mất chính mình. Đánh mất bản thân vào trong vai diễn.

Vai diễn luôn thay đổi, vì vậy, đòi hỏi diễn viên phải luôn linh hoạt và khả năng “thoát vai”. Nếu bạn gắn kết vào vai diễn, bạn không thể sáng tạo, bạn sẽ bị diễn lộn vai và chắc chắn sẽ có xáo trộn và không hài lòng. 

 

Ví dụ, Tôi nghĩ tôi là sếp (sếp chỉ đúng trong một bối cảnh nào đó ở công ty) nhưng nhiều người, mang vai diễn đó về gia đình, kết quả sẽ là gì? Thậm chí, một bà mẹ cũng cần thay đổi vai diễn của mình tương ứng với từng thời điểmmà đứa con nó cần. Đôi khi đứa con cần bạn là mẹ, có lúc nó cần bạn là sếp để chỉ đạo nó, có lúc nó cần bạn là ý tá chăm sóc cho nó,….có khi nào con bạn cần bạn là của nó nhưng bạn cư xử như sếp và ra lệnh cho nó? Kết quả là gì? Nếu bạn cứng ngắc và dính vào một vai nào đó thì thế nào …hãy suy ngẫm về điều này.

 

Nhiều diễn viên bị mắc kẹt ở trong vai diễn. Vì vậy, nhận thức tôi là diễn viên, các vai diễn đến rồi đi, tôi có thể diễn bất kì vai nào mà cuộc sống mang đến cho tôi.

Nhận thức dẫn đến thái độ, dẫn đến tất mọi điều. Nhận thức mình là ai là quan trọng nhất.

Diễn viên luôn là diễn viên. Hiểu rằng giá trị của tôi không nằm ở vai diễn mà nằm ở chính diễn viên (linh hồn).

Diễn viên luôn có thể cải thiện vai diễn. Nếu vai diễn nào không còn quan trọng, tôi có thể thu gọn nó hoặt cắt vai. Diễn viên là có khả năng bạn mới có được sự tự do trước mọi thách thức, trước những biến động. Các vai trò luôn thay đổi về chất lượng và số lượng nhưng tôi luôn giữ mình với nhận thức là diễn viên quan sát phần vai của mình.

Cuộc sống trao cho mình vai nào thì tôi diễn vai đó. Quan trọng là trạng thái an toàn và hài lòng bởi bản chất của các vai không hoàn toàn nằm trong kiểm soát của bạn. Vai diễn vốn không lâu dài, luôn thay đổi, bởi đó là bản chất của thế giới bên ngoài.

 

Nhận thức là diễn viên, các vai đến rồi đi. Tôi chỉ quan sát và có mặt. Ổn định mình ở bên trong. Không đồng nhất mà vượt trên tất cả các vai trò (vai diễn). Tôi (diễn viên) chính là người tạo ra các vai trò, nó là TẠO VẬT CỦA TÔI.

Mỗi diễn viên luôn có bạn diễn cùng (những mối quan hệ), có cả khán giả xem bạn diễn. Mối quan hệ chính là cuộc sống của chúng ta, nó ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất. Vậy người diễn viên chỉ hạnh phúc khi nào? Khi họ diễn tốt nghĩa là, họ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng,…cuối cùng là phải đạt được sự hài lòng. Tất cả những gì tôi làm là để đạt được sự hài lòng. Nhưng tôi hài lòng thôi chưa đủ, cần bạn diễn cùng tôi cũng hài lòng và khán giả xem tôi diễn hài lòng.

Bạn có thể kiểm tra bản thân xem tôi là diễn viên hạng gì bằng việc chọn ra vài mối quan hệ mà bạn cho là quan trọng trong cuộc đời của mình. Tự chấm điểm cho mình xem tôi đã diễn vai đó như thế nào? Tôi có hài lòng không? Bạn diễn cùng với tôi có hài lòng không?

Hãy tự chấm điểm cho mình một cách trung thực. Nếu không hài lòng, bạn hãy kiểm tra xem bạn cần phải thêm vào phẩm chất nào? Ví dụ có những mối quan hệ tôi phải quan tâm nhiều hơn, có những mối quan hệ tôi phải khoan dung hơn, yêu thương hơn, cần kiên nhẫn hơn, …. Trong thực hành, nhìn vào mọi điều một cách trung thực và cải thiện mối quan hệ cũng như vai diễn của bạn để đạt đến sự hài lòng.

 

Mỗi chúng ta đều được sinh ra và lớn lên trong những gia đình khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi sự giáo dục khác nhau, văn hóa, tôn giáo khác nhau, thậm chí, cùng một gia đình nhưng anh chị em trong nhà cũng khác nhau. Bởi mỗi chúng ta đã mang trong mình những tâm ấn của nhiều kiếp sinh là hoàn toàn khác nhau và độc nhất.

Đó là lí do tại sao trong cùng một sự việc mà mỗi người lại có những hành xử khác nhau. Bên dưới cách hành xử đó là hệ thống niềm tin khác nhau. Người này thấy người kia dễ thương nhưng người khác nhìn lại không thấy dễ thương. Chẳng ai đúng và cũng chẳng ai sai hoàn toàn, chỉ do hệ thống niềm tin tạo ra cách nhìn và hành xử khác nhau.

                                                                                1

WST-Logo-@4x (1).png

Có bao giờ bạn nghĩ rằng thế giới này là một sàn diễn bất tận và mỗi chúng ta là một diễn viên? Có người đóng vai là bác sĩ, có người đóng vai kĩ sư, có người là giáo viên, có người là lãnh đạo, người đóng vai là nhân viên,…tất cả đều diễn theo đúng vai của họ một cách chính xác và không ai có thể đóng tốt phần vai của họ bằng chính họ.

bottom of page