top of page
Ảnh của tác giảbkphuongthuy

TÔI KHÔNG CẦN GÌ TỪ BẤT KÌ AI

Rồi sẽ có một ngày bạn đứng bên này, còn bên kia là toàn bộ thế giới đang chống lại bạn. Điều đó có chứng tỏ là tôi đang sai hay không? Tôi sai bởi tôi đứng một mình. Liệu có phải tôi đứng một mình cho nên tôi sai hay không?


Không phải! Đơn giản chỉ là suy nghĩ của tôi, lựa chọn của tôi khác biệt với tất cả những người còn lại mà thôi. Vậy thì ai là đúng đắn đây? Tôi hay là toàn bộ thế giới? Câu trả lời đơn giản là cả hai.


Lòng tự trọng bản thân sẽ trao cho tôi sức mạnh để tôn trọng người khác nhưng nếu tôi không tôn trọng lựa chọn hay quyết định của chính mình thì tôi sẽ cần những người khác phải thừa nhận, cần sự công nhận từ người khác.


Nếu thiếu lòng tự trọng thì tôi cũng không thể tôn trọng người khác. Vậy thì tôi có cần tất cả mọi người thích bộ váy tôi đang mặc hay không? Người ta có cần nói dối tôi để cho tôi hạnh phúc hay không? Người khác có thể sống thật với tôi được hay không?


Hãu thử hình dung nếu tôi ngồi đây, tất cả mọi thứ của tôi đều sạch sẽ, từ suy nghĩ, lời nói đến hành động,…tất cả đều thống nhất. Nhưng nếu tôi nói dối với cô ấy rằng, “ôi chị thật là đẹp” nhưng bên trong tôi thì lại “ôi giời ơi, bộ váy thật là xấu!”. Nghĩa là suy nghĩ tôi tạo ra “đây là một bộ quần áo xấu”, thế mà miệng tôi lại nói ra, “đây là một bộ quần áo đẹp”.


Khi tôi nói ra điều gì đó mà tôi không tin, thì tôi sẽ phải nói ra rất nhiều lần để mang lại sự thuyết phục. Đó là lí do các bạn đôi khi phải nói về một điều rất nhiều lần đối với một ai đó bởi chúng ta đang cố gắng che đậy điều gì đó mà chúng ta đang che đậy ở bên trong. Thế là lần tới tôi lại nói, “chị mặc thật là đẹp”,…tôi cứ nói dối như thế trong rất nhiều tháng, nhiều năm và rồi một ngày chị ấy quay trở lại và nói với tôi rằng, “tôi không thích quần áo chị mặc”.

Chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày đó đây? Ngày đó gần như cả cuộc đời tôi sụp đổ, bởi vì mối quan hệ dựa trên nền tảng giả dối, nghĩa là, chúng ta đang rời khỏi bản thể nguyên thủy, vĩnh hằng, chân thật, đẹp đẽ của bản thân.


Chúng ta đang thể hiện bản thân mình ra bên ngoài, một bản thể hoàn toàn khác ở bên trong. Chúng ta phản chiếu bản thân mình sống theo cách mà thế giới muốn chúng ta là. Chúng ta cứ sống theo cách mà thế giới cho là đúng đắn.


Thế là tôi được thế giới công nhận rằng, “tôi là một người tốt”. Chúng ta mặc những bộ đồ để thế giới công nhận rằng, “à, thế là một bộ đồ đúng đắn” mà không tự ngồi lại và hỏi bản thân mình rằng, “liệu có đúng với tôi hay không?”, “làm sao mà tôi có thể mặc quần áo mà người ta không thích được chứ?’, “tôi mà mặc bộ này vào người ta sẽ nghĩ tôi kì cục quá”, “tôi thật là lỗi mốt, cho nên tôi phải mặc tất cả những gì đang thịnh hành”,…chỉ bắt đầu từ những gì nhỏ nhoi như ăn, mặc,…dần dần nó phát triển thành phong cách sống.


Ví dụ, tại sao giới trẻ bây giờ lại thích mặc quần jean? Hãy tự hỏi bản thân mình, ý tôi không chống lại quần jean, quần jean thì rất đẹp nhưng bạn hãy hỏi bản thân: tại sao tôi lại mặc quần jean? Tôi mặc nó vì đơn giản tất cả mọi người đều mặc mà thôi. Hay một ngày đẹp trời, có một cậu bé mặc quần jean bị rách đến lớp học, thế là cả lớp học ồ lên, “đây là một phong cách mới đây, ngày mai chúng ta thử mặc quần jean theo kiểu rách rưới này đi.” Thế là cả bọn về nhà cắt hết quần jean cho thủng cái đầu gối ra và ngày mai mặc đến trường.


Cách đây khoảng 20 năm, người ta vẫn mặc quần áo lành lặn, ngày nay tạo sao rất thịnh hành quần áo rách? Ngày xưa, quần jean bị rách thì không được bán, chỉ chẳng qua là họ tự cắt mà thôi. Ngày nay, có những quần jean mới, họ đã cắt sẵn cho mình rồi. Điều đáng buồn là không ai dừng lại và kiểm tra, tại sao mọi người lại thích mặc quần rách? Ý tôi là không chống đối là xấu hay đẹp nhưng ý tôi là, tại sao chúng ta không dừng lại nhìn xem “điều gì là đúng đắn đối với tôi?” Nếu không, chúng ta cứ đi sao chép những gì người khác làm.


Nếu chúng ta cứ đi sao chép người khác làm, Tất nhiên, họ có thể làm đúng đắn điều gì đó nhưng điều đó là đúng với họ mà thôi. Có một số người quần jean rách đầu gối cảm thấy rất dễ chịu nhưng đối với mội số người khác, họ chỉ mặc đồ mà người khác mặc trong khi bản thân cảm thấy rất khó chịu chỉ bởi người khác nói rằng đây là mốt.


Bắt đầu từ thời điểm đó, lòng tự trọng của tôi bị phụ thuộc vào người khác. Bao nhiêu người ở xung quanh tôi thì có bấy nhiêu ý kiến. Vậy là tôi phải đi tìm kiếm sự công nhận của tất cả mọi người để cảm thấy tốt hơn. Vậy là, hạnh phúc và trở nên vui vẻ lại trở thành một việc quá khó khăn.


Chúng ta đã chuyển đổi bình an, hạnh phúc, yêu thương ở bên trong trở thành một sự ăn mày, chìa tay ăn xin, tìm kiếm sự công nhận ở bên ngoài. Có một show của những người nổi tiếng như thủ tướng, các V.I.P, những vị khách quan trọng, những ngừơi nổi tiếng,…họ toàn là những người thành công. Thế mà, cứ đến cuối chương trình, họ thường đến với chị phỏng vấn và hỏi rằng, “tôi có trả lời tốt hay không? Trông tôi thế nào trên truyền hình?”,…


Và chị ấy đã học được một bài học: tất cả mọi người chỉ cần duy nhất một thứ, đó là sự công nhận và được chấp nhận.


Điều này đã trở thành một sự nghiện ngập. Một khi đã nghiện, chúng ta sẽ làm bất kể điều gì với bất cứ giá nào để thỏa mãn cơn nghiện. Một khi đã nghiện như vậy, chúng ta sẽ làm những điều đi ngược lại với những gì đẹp đẽ, những gì thuộc về nguyên thủy ở bên trong.


Giờ tôi hỏi các bạn: đạo lí sống nguyên thủy của các bạn là gì? Phẩm chất nguyên thủy đẹp đẽ của mình là gì?


Ví dụ, phẩm chất nguyên thủy của nước là mang lại sự mát lạnh cho tất cả mọi thứ, của lửa là đốt cháy tất cả mọi thứ,…vậy những phẩm chất nguyên thủy của con người là gì? Đó là bình an, thanh khiết, yêu thương, sức mạnh, hiểu biết, hân hoan,…mục tiêu của cuộc đời chúng ta đó là mang tất cả những phẩm chất nguyên thủy này vào mỗi hành động trong cuộc sống. Khi chúng ta làm được điều này thì hãy xem cuộc đời ta sẽ trở thành gì? Tất cả mọi thứ diễn ra trong cuộc đời, tất cả mọi tình huống đều dựa vào phẩm chất nguyên thủy của mình.


Ngày nay, họ chiến tranh mang tên tôn giáo rất nhiều, tình hình ngày nay tệ đến vậy đó. Đơn giản là bởi chúng ta quên mất trọng tâm, cốt lõi của đạo lý sống nguyên thủy, phẩm chất nguyên thủy của chúng ta.


Giờ tôi hỏi các bạn: tôi muốn bình an hay tôi là bình an? Tôi muốn yêu thương hay tôi là yêu thương?


Giờ bài tập cho các bạn là hãy trở về nhà và nói rằng tôi không cần gì hết từ các bạn, con không cần gì từ bố mẹ, tôi không cần gì từ ai bởi tôi đã là hạnh phúc, yêu thương rồi. Bạn chỉ nói điều đó trong tâm trí thôi nhé.


Chúng ta càng đi tìm kiếm thì chúng ta càng cảm thấy trống rỗng.


Ví dụ: ở đây có ai từng cáu giận hay không? Sau đó, bạn phóng chiếu sang người khác. Vậy ai sẽ là người trải nghiệm sự nóng giận này? Ai sẽ là người trải nghiệm trước? Chính bạn phải không? Nhưng mục tiêu của bạn là muốn phóng ra người khác cơ mà? Tại sao bạn lại trải nghiệm trước?


Nếu tôi muốn trao cho ai bất kể điều gì thì đầu tiên tôi phải là người trải nghiệm trước. Chẳng hạn, nếu bạn là một người mẹ, suốt ngày quát tháo, tức giận với con của mình và cậu bé này sau khoảng thời gian dài, cậu ấy đã cảm thấy nhàm chán và những lời cáu giận của mẹ không còn tác dụng nữa.


Điều đó có nghĩa là gì? Ở phía bên kia cậu bé hoàn toàn có lựa chọn, lựa chọn nhận hay không nhận và phần đông trong chúng ta đã phát triển được hệ thống miễn dịch này. Bây giờ người ta không còn bị ảnh hưởng trước những người cáu giận đâu. Ngay ở văn phòng, nếu bạn quát tháo 5 phút thôi là họ đi ra chỗ khác uống cà phê và cười nhạo bạn.


Cho nên, những người xung quanh bạn bây giờ họ biết cách và không hề bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của bạn đâu. Họ biết cách bảo vệ cảm xúc của chính mình nhưng chính người tạo ra cảm xúc này lại không thể bảo vệ chính mình mà phải trải nghiệm điều đó, bởi chính bạn tạo ra mà.


Một cách dễ dàng để trải nghiệm bất kì cảm xúc nào đó là chúng ta tự tạo ra. Điều này có thể dùng để ứng dụng cho cả bình an, yêu thương, hạnh phúc hay tôn trọng. Các bạn có quyền tạo ra cho chính mình những phẩm chất này. Hãy tạo ra và trao đi.


Ngày nay, ai cũng cầu xin người khác để có được bình an, hạnh phúc, yêu thương hay tôn trọng hay muốn người khác phải hiểu mình, muốn người khác phải chấp nhận mình. Bởi ai cũng chìa tay ăn xin nhau như thế này mà thông thường chẳng ai có được cả. Thế là lỗ thủng ở bên trong càng rỗng sâu hơn và rộng hơn. Nó trống rỗng bởi vì không có ai làm đầy.

Vậy làm thế nào tôi có thể làm đầy chính mình đây? Tôi hãy chuyển đổi từ ăn xin, ăn mày chuyển thành trao tặng. Giờ hãy chuyển hóa câu, tôi cần yêu thương trở thành: tôi trao yêu thương hay suy nghĩ: “làm ơn hãy hiểu tôi” chuyển thành “tôi sẽ hiểu bạn”. “Làm ơn tôn tọng tôi” chuyển thành “tôi tôn trọng bạn”. Cái nào dễ hơn?


Đó là cách dễ dàng để làm đầy chính mình. Thiền định hay chia sẻ ở đây chỉ đơn giản là lập trình lại chính mình mà thôi. Rất dễ dàng! Cũng giống như bạn chỉ cần thay đổi một đoạn code trong ứng dụng của mình là toàn bộ ứng dụng cũng thay đổi.


Ví dụ, từ bây giờ vào mỗi buổi sáng tôi sẽ nói một câu này cho chính mình: “tôi chẳng cần bất kể điều gì từ bất kì ai.” Đó là cách lập trình đấy. Hàng ngày chúng ta có một lập trình một cách tự động là: “tôi cần, cần, cần,….” Và bây giờ thì tôi làm lại “tôi chẳng cần gì từ bất kì ai.”

Giờ hãy nói với mình mỗi ngày rằng: tôi chẳng cần gì từ bất kì ai.


Đây chính là câu thần chú. Hãy thử nhắc đi nhắc lại mỗi ngày thì tâm ấn cũ tự động mất đi và tâm ấn mới được tạo ra. Nó chỉ là một hệ thống niềm tin mà tôi đã được dạy sai trái. Tôi đã được dạy ngay từ nhỏ rằng: “tôi cần có được yêu thương từ người khác”.


Giờ nếu các bạn nhận ra đó là sai trái thì hãy lập trình lại. Tôi không cần bất kể điều gì từ bất kì ai mà tôi sẽ trao đi. Giờ mỗi ngày hãy nói với mình rằng: “tôi chỉ trao thôi. Tôi trao, tôi trao và trao.”


Khi tôi chỉ trao mà không cần bất kể sự báo đáp nào thì những phẩm chất bị khóa chặt ở trong linh hồn sẽ bắt đầu tuôn chảy. Bởi vì tôi không còn đứng ở vị trí mong muốn hay chờ đợi. Tôi không còn mong muốn hay chờ đợi rằng làm ơn hãy hiểu tôi mà tôi đang đứng ở vị thế rằng: “hãy để tôi hiểu bạn.”


Tôi không còn đứng chờ đợi hay cầu xin rằng: “hãy nói chuyện tử tế với tôi, hãy lịch sự với tôi.” Không! Giờ tôi bắt đầu lịch sự, nói tử tế với bạn. Tôi không còn xếp hàng để nói rằng, làm ơn hãy tôn trọng mà giờ tôi chủ động tôn trọng mọi người. Thế là cuộc đời trở nên quá đơn giản.


Điều quan trọng ở đây là không phải bạn đi trao cho ai cái gì đó mà điều quan trọng ở đây: bất kể cái gì bạn tạo ra, bạn là người trải nghiệm đầu tiên. Bình an, yêu thương, hạnh phúc, tôn trọng,..tất cả đều có thể trải nghiệm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài.


Bây giờ, tôi là ai, tôi là gì và sử dụng tất cả điều đó vào trong cuộc đời mình. Cho dù xung quanh tôi họ có chấp nhận điều đó hay không.


Ở đây, trong số các bạn, ai là người biết cách tạo ra cáu giận? Tôi cáu giận là bởi tôi có niềm tin rằng, tất cả mọi thứ phải theo ý mình. Mọi thứ phải theo ý tôi mới là bình thường. Giờ hãy thay đổi đoạn code này đi và chuyển thành “khi tình huống hay con người theo ý tôi thì tôi hạnh phúc và khi con người hay tình huống không theo ý tôi, tôi sẽ hạnh phúc hơn.”

Tất cả những đoạn code nào các bạn lập trình, nó sẽ hoạt động tương ứng. Bạn cũng có thể chuyển đoạn code khác tương ứng: “làm thế nào con người hay tình huống có thể liên tục theo ý tôi được? Tình huống hay con người họ có cách của riêng họ.” Khi họ làm theo cách của họ thì tôi hoàn toàn ổn và hạnh phúc.


Tôi chắc chắn với các bạn rằng ngày mai các bạn sẽ ổn. Cũng giống như đứa trẻ, các bạn dạy nó rằng đây là cái ghế và thế là nó sẽ gọi đây là cái ghế trong suốt cuộc đời mình. Nếu bạn bảo đây là cái bàn thì nó cũng gọi đây là cái bàn trong suốt cuộc đời. Ngay cả khi nó 80 tuổi rồi mà khi ai đó nói khác đi rằng đây là cái ghế thì nó vẫn nói rằng, “không! Đây là cái bàn.”


Hiện chúng ta đang nói những điều tương tự đó. Thế giới ngày nay nói rằng, “cáu giận là bình thường”. Một số người còn nói với tôi rằng, cáu giận là bình thường. Tại sao chị lại nói cáu giận không cần đến?” Bởi đơn giản, tôi được lập trình sâu sắc theo cách đó.


Lấy một ví dụ, ngày xưa, một đứa trẻ đi cùng mẹ đến chợ và chỉ vào hàng đồ chơi rằng “mẹ ơi con muốn đồ chơi này.” Bà mẹ nói rằng “không! Ở nhà con có rồi mà”. Rồi lần thứ hai “mẹ ơi con muốn cái này.” “Ở nhà con có rồi mà” nhưng đến lần thứ ba “mẹ ơi con muốn đồ chơi này.” Bà mẹ vẫn nói “không! Ở nhà con có rồi” thế là nó gào lên khóc. Bà mẹ phải mua cho để dỗ dành. Thế là đứa trẻ không còn khóc nữa. Đứa trẻ học được bài học rằng, cứ khóc gào lên là mọi thứ sẽ xảy ra.


Khi nó lớn lên, khi ở trong công việc yêu cầu đồng nghiệp của mình làm một việc gì đó một cách lịch sự thì họ sẽ nói rằng “ok, tôi sẽ làm” nhưng họ không làm. Thế là nó lại gào lên. Mỗi lần người khác không làm, họ lại to tiếng và nhân viên lại làm. Lâu dài, nó trở thành tâm ấn của các bạn. Vậy là, tôi quen sử dụng tâm ấn cáu giận, nên tâm ấn của bình an, hạnh phúc, yêu thương bắt đầu chìm xuống.


Điều này chứng tỏ tâm ấn bình an, yêu thương, hạnh phúc,… không phải không có trong các bạn mà đơn giản các bạn đã không dùng nó từ lâu bởi tôi nghĩ rằng nó không còn tác dụng nữa.


Ngày nay người ta tin rằng những giá trị của cuộc sống giờ không còn tác dụng. Giờ chỉ còn là lí thuyết. Giờ nếu tôi dùng bình an, yêu thương, lòng trắc ẩn, thông cảm thì tôi có làm được việc không?


Ví dụ nếu ai đó nhờ vả bạn cái gì thì liệu bạn có nói với họ bằng ngôn ngữ nào? Họ sẽ nói một cách nhẹ nhàng, sự tôn trọng hay không tôn trọng đây? Khi bạn muốn ai đó làm cho các bạn thì các bạn cũng phải làm điều tương tự.


Nói trong một trạng thái bình an, nhẹ nhàng bởi tất cả mọi người đều muốn một thứ như nhau, muốn được sống với bản thể nguyên thủy của chính mình.


-KK-


420 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page